Tại sao bị mụn rộp ở môi và cách chữa trị như thế nào

0

Mụn rộp (hay còn gọi là giời leo) nổi lên ở miệng thường khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm và không rõ nguyên nhân tại sao lại xuất hiện trên miệng. Đây là những mụn nước mọc thành chùm ngay tại miệng do virus herpes gây ra. Bệnh dễ dàng lây nhất khi tiếp xúc thân mật với nhau.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

– Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, nóng, rát, đỏ, đau và xuất hiện các mụn nước li ti ở môi, má, cằm hoặc mũi. Những chùm mụn này chứa dịch, nếu bị vỡ thì dịch này sẽ lây lan bệnh sang các vùng khác. Triệu chứng kèm theo của bệnh là hạch cổ, hạch dưới hàm, sưng to, đau, tấy, sốt, cơ thể mệt mỏi, chán nản và đau họng…

– Mụn rộp ở môi không phải là hiện tượng dị ứng cũng không do nhiễm khuẩn mà sẽ là do virus herpes simplex nhóm I gây ra. Tránh nhầm lẫn với virus herpes simplex II gây mụn rộp sinh dục.

– Thông thường các mụn nước sẽ tự khô, đóng mày không để lại sẹo sau 1-2 tuần. Nhưng khi mụn nước vỡ sẽ tạo thành các vết loét và lành sau 10 ngày nhưng nguy cơ nhiễm trùng và lây lan virus sẽ cao hơn. Bệnh mụn rộp này dễ tái phát nếu có các điều kiện thuận lợi. Virus này vẫn nằm trong cơ thể kể cả khi mụn rộp biến mất.

– Hơn một nửa dân số đều chứa virus này nhưng chỉ có 25% phát bệnh và hay xảy ra ở trẻ em. Bệnh kéo dài 1-3 tuần, thường tái phát từ 1-2 lần hoặc lên đến 5-6 lần tùy theo cơ địa của người bệnh.

– Tùy theo cơ thể mỗi người mà tình trạng phát bệnh khác nhau. Với các đối tượng như trẻ sơ sinh, người bị nhiễm HIV, ghép nội tạng, phụ nữ có thai thường sức đề kháng yếu bệnh sẽ nặng và lan rộng hơn.

download (5)

Các yếu tố góp phần phát bệnh rộp ở môi

– Môi gặp trầy xước, tổn thương do khô, nứt, chấn thương, cắn vào môi…

– Chấn thương răng miệng, sốt, cảm cúm hay viêm đường hô hấp.

– Phụ nữ khi có kinh nguyệt hay mang thai.

– Cơ thể suy nhược, tinh thần áp lực, căng thẳng và chấn thương thể chất.

– Sức đề kháng của người bệnh đang bị suy giảm như ung thư, xạ trị, hóa trị, AIDS…

– Bệnh lây truyền và phát triển khi người bệnh tiếp xúc gián tiếp như dùng chung chăn, sử dụng đồ vệ sinh cá nhân chung.

download (6)

Cách điều trị mụn rộp môi ở nhà

– Thường xuyên xúc miệng bằng nước muối pha loãng để làm êm dịu, làm sạch vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc lây sang vùng khác. Người bệnh có thể tắm bằng nước thật loãng ấm pha với muối hoặc thuốc tím.

– Giảm lo âu, căng thẳng, luôn để đầu óc thoải mái. Không được cho người khác chạm vào vết mụn của mình hoặc mình đụng vào vết mụn của người khác ( vết mụn nước hoặc lở loét)

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân đặc biệt bàn chải, kem đánh răng, ly, bát đũa, mỹ phẩm, khăn tắm, son môi… Rửa tay sạch sau khi bôi thuốc.

– Dùng son vaseline và kem chống nắng có độ SPF nhỏ hoặc bằng 15 để làm dịu vết thương do ánh nắng mặt trời gây ra. Không nên dùng kem lót, nền hoặc che khuyết điểm để bôi che vết thương. Như vạy sẽ bị nhiễm trùng.

– Dùng các loại thực phẩm như rau củ quả, trái cây, giá, gà, cá, bò để tránh làm vết thương lở loét và nghiêm trọng. Không nên dùng thức ăn có chưa nhiều arginine, đây là chất cần thiết cho quá trình sinh sản và tái sinh của virus herpes simplex I như dừa, đâu nành, lạc, chocolate…

– Uống paracetamol để giảm đau, thuốc có hay không kèm codein trong 10 ngày đầu tiên. Trong trường hợp bệnh tình của người bệnh kéo dài, có dấu hiệu nặng và nghiêm trọng thì cần đến cơ sở y tế uy tín để tiện cho bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

Đây là bệnh da liễu thường lây lan qua đường tình dục hoặc do tiếp xúc với người bệnh mà hình thành. Vì vậy người bệnh nên lưu ý về vấn đề vệ sinh, biện pháp an toàn trong quá trình giao hợp và tránh sử dụng đồ chung với người khác. Nếu thấy bệnh mới phát thì nên tới cơ sở y tế uy tín để nhờ sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên khoa.

Share.

Leave A Reply

error: Content is protected !!