Hướng dẫn thủ tục đầu tư ra nước ngoài

0

Đầu tư ra nước ngoài đã không còn là một khái niệm xa vời đối với những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam. Bài viết sau đây, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ tại Hà Nội Lawkey xin gửi tới các khách hàng bài viết về thủ tục đầu tư ra nước ngoài.

huong-dan-thu-tuc-dau-tu-ra-nuoc-ngoai

1. Điều kiện để đầu tư ra nước ngoài

Theo quy định tại điều 76 Luật Đầu tư thì để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, thì nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:

– Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính bắt buộc đối với Nhà nước Việt Nam.

– Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp nhà đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

– Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép Giấy chứng nhận đầu tư.

2. Quy trình để cấp giấy chứng nhận đầu tư:

2.1. Đối với dự án đầu tư có mà quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam

a) Hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:

– Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

– Văn bảnvề  đăng ký dự án đầu tư.

– Bản sao có công chứng một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư.

– Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận của nhà đầu tư với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với các dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.

– Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông của doanh nghiệp về việc đầu tư trực tiếp ra nước.

b) Thủ tục để đăng ký và thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư:- Hồ sơ: 03 bộ (có 01 bộ hồ sơ gốc)

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc theo luật định, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ (nếu có).

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi cho các Bộ, ngành và địa phương liên quan.

– Trường hợp nếu hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gửi văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

3.2. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên

a) Hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:

– Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

– Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư.

– Bản sao có công chứng một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư.

– Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung như sau: mục tiêu đầu tư của dự án; địa điểm đầu tư; quy mô vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

– Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác đầu tư khác cùng tham gia đầu tư.

– Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông của doanh nghiệp về việc đầu tư ra nước ngoài.

b) Thời gian để thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

– Đối với các dự án đầu tư bắt buộc phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư.Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

– Đối với các dự án đầu tư mà không quy định phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Trên đây là ý kiên tư vấn của Lawkey về thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật hiện hành.

Share.

Leave A Reply

error: Content is protected !!